NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHÔNG NÊN LÀM ĐỐI VỚI XE Ô TÔ MỚI MUA

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHÔNG NÊN LÀM ĐỐI VỚI XE Ô TÔ MỚI MUA

Xin chào bác, với những chiếc xe ô tô ngày nay thì một chiếc xe được giao đến khách hàng đều đã trải qua những đánh giá chất lượng chặc chẽ trước khi xuất xưởng để mang đến chất lượng tốt nhất, đảm bảo tính sử dụng ổn định và lâu dài của chiếc xe nên bác không cần quá quan tâm đến yếu tố chất lượng chiếc xe mình nhận được. Dù vậy để yên tâm trong quá trình sử dụng, lái xe an toàn, giúp xe vận hành bền bỉ hơn thì bác cũng cần chú ý.

Cảm giác được cầm lái chiếc xe mới sẽ khiến chủ nhân thích thú và phấn khích, vì vậy, nhiều người có thể sử dụng xe một cách không hợp lý dẫn đến tình trạng xe nhanh hỏng và xuống cấp… Để xe luôn bền đẹp, vận hành trơn tru, dưới đây là một số điều không nên làm với xe ô tô khi mới mua về.

1. Khởi Động Xe Và Dừng Xe Một Cách Đột Ngột

Xe mới sẽ khiến bạn phấn khích với việc tăng tốc độ, tuy nhiên điều này khiến xe nhanh tốn xăng, mòn má phanh và đĩa phanh trong trường hợp phải giảm tốc khi đạp chân ga. Tốt nhất đừng nên quá lạm dụng xe mới và đi xe với tốc độ cao. Nên đi với tốc độ ổn định, hợp lý để có thể dễ dàng tập trung quan sát lái xe an toàn.

2. Đạp Lút Ga

Thao tác này có thể gây tổn hại đến động cơ ô tô, nhất là trong 1000 km đầu tiên. Nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng xấu đến các chi tiết trên xe. Vì vậy, tài xế không nên đạp ga đi ngay mà hãy để xe chạy không tải 1 hoặc 2 phút sau khi khởi động. Điều này sẽ làm cho động cơ nóng lên, đồng thời tăng áp lực dầu để bôi trơn đầy đủ các chi tiết.

3. Đạp Sẵn Chân Côn

Trong lúc chờ đèn đỏ, hay trong lúc đứng ở những con đường dốc nhiều tài xế có thói quen đạp sẵn chân côn và chỉ chờ thêm gá là chạy. Việc làm này khiến má phanh côn nhanh chóng hao mòn, với những lần sử dụng sau rất dễ bị trượt côn, đặc biệt khi tài xế phải chở nặng lên dốc.

4. Chạy Tối Đa Vòng Tua

Dầu bôi trơn bên trong động cơ của ô tô mới mua vẫn còn sánh, khiến hoạt động của các chi tiết ma sát chưa được trơn tru. Động cơ vì thế mà chưa thể vận hành với công suất tối ưu. Theo các chuyên gia, bạn nên chạy ở vòng tua 3.500 – 4.500 vòng/phút từ 300 – 800 km đầu tiên.

5. Chạy Roda

Nhiều tài xế vẫn cho rằng chạy roda ở thời kỳ ô tô mới mua về sẽ giúp xe tạo độ mòn đều, không bị vênh giữa các cơ cấu ma sát. Thực chất, việc làm này không cần thiết. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo tài xế nên chạy 80% tải với tốc độ tối đa của xe cho 1.000 km đầu tiên.

6. Chạy Nhiều Chuyến Đường Dài

Chạy trên đường dài buộc xe phải hoạt động với hiệu suất cao, các chi tiết động cơ phải căng mình làm việc hết công suất. Đây là việc làm động cơ nhanh hư nhất, bởi chúng chưa thực sự quen việc. Hạn chế chạy xe đường dài trong 1.500 km đầu tiên.

7. Để Bình Xăng Cạn 

Xe hiện đại có thiết kế bơm xăng làm mát bởi chính xăng trong bình. Liên tục để bình xăng trong tình trạng còn ít xăng có thể dẫn tới nóng bơm xăng và mòn.

Bên cạnh đó, hệ thống cung cấp nhiên liệu là một hệ tuần hoàn khép kín, nếu để xăng trong bình chứa hết, bơm sẽ hút không khí vào ống dẫn nhiên liệu gây hiện tượng lọt khí mất tính tuần hoàn. Hơn nữa, bơm nhiên liệu cũng là một mô tơ điện, việc để chiếc mô tơ chạy không tải lâu dần sẽ khiến bơm mau hỏng hơn.

8. Thay Dầu Động Cơ Quá Sớm

Việc thay dầu cho động cơ là cần thiết, giúp duy trì tình trạng vận hành trơn tru của động cơ. Tuy nhiên, không phải cứ thay dầu là tốt cho động cơ; bạn cần thay dầu đúng thời điểm không nên thay quá sớm cũng như quá muốn. Thời gian thay dầu theo khuyến cáo của nhà sản xuất là 8.000 – 11.000km là tốt nhất.

Những xe hoạt động và vận hành với điều kiện khắc nghiệt thì thời gian thay dầu nên sớm hơn, khoảng 4.000 – 5.000km.

Mỗi hãng xe ô tô khác nhau sẽ có qui định về thời điểm bảo dưỡng động cơ xe ô tô mới khác nhau. Tuy nhiên mức bảo dưỡng lần đầu sẽ rơi vào khoảng từ 3.000km đến 5.000km, tương đương với 3 – 6 tháng sử dụng xe kể từ thời điểm xe hoạt động lần đầu tiên. Đối với việc bảo dưỡng lần đầu, chủ xe nên đưa xe tới trung tâm sửa chữa thay vì tự bảo dưỡng. Đây chính là bước tiền đề cho quá trình hoạt động lâu dài của xe, vì vậy chủ xe không nên chủ quan.

Tóm lại, đối với xe sử dụng dầu nhớt loại làm từ nhựa thông, chủ xe hãy thay dầu sau 7.000km – 8.000km đối với xe di chuyển nhiều và thay dầu sau 4.000km – 5.000km đối với xe di chuyển ít. Bên cạnh loại dầu nhớt có thành phần từ nhựa thông, còn có nhiều loại dầu nhớt chiết xuất từ dầu tổng hợp đang được bán trên thị trường. Đối với dầu nhớt tổng hợp, chủ xe nên thay dầu sau 12.000km nếu xe di chuyển nhiều, thường xuyên. Nếu xe không di chuyển nhiều, chủ xe cần thay dầu sau 9.000km mà xe đã vận hành.

Dù là xe ô tô mới mua hay xe ô tô đã qua sử dụng lâu ngày thì việc thay dầu định kỳ vẫn là điều rất cần thiết để đảm bảo độ bền cho xe. Khi thay dầu máy, chủ xe nên hỏi kỹ chuyên gia bảo dưỡng xe về loại dầu phù hợp với dòng xe mà mình đã sử dụng để dầu có thể mang lại hiệu quả tốt nhất có thể.

Có thể bạn muốn biết:

>> Giá Xe Honda Ô tô

>> Đăng ký lái thử, trải nhiệm dòng xe Ô tô Honda 

Cùng chuyên mục

NHẬN BÁO GIÁ

Vui lòng điền Số điện thoại & Email để nhận Báo giá & Chính sách mới nhất!

X
TẢI BÁO GIÁ